Cách pha mực in lụa trên vải, pha mực in dẻo, bóng.

Mực bóng, dẻo được sử dụng rất phổ biến trong in vải, các bạn có thể không in hoặc không biết cách pha mực chướng nước, nhưng với mực bóng dẻo bắt buộc phải nắm được kĩ thuật vì in mực bóng dẻo được sử dụng trong in vải chiếm đến 80%. Được sử dụng nhiều vì mực có độ phủ cao, mèm mịn dể sử dụng, đặc biệt giải quyết vấn đề in lên vải sẫm màu như vải mầu đen, đỏ, tím, xanh…. Thành phần cấu tạo acrylic, titan và các trợ chất pha chung cho mực có độ bám và mịn.

Các bạn chưa biết cách pha in chướng nước hay làm khung chụp bản in hoặc tìm hiểu về khóa học in lụa lên áo thun thì có thể tìm hiểu thêm.

Cách pha mực in chướng nước lên vải .

Cách làm khung, chụp bản in vải.

Học in lụa lên vải, áo thun.

mực dẻo, bóng in lên áo sẫm màu có độ bóng.

  • Ưu điểm của mực dẻo, bóng là in lên được tất cả các loại mầu vải không hạn chế màu vải nào.
  • Chú thích thêm:các bạn ngoài Bắc thì lạ lẩm với mực dẻo. Mình dạy in lụa cho nhiều người ngoài Hà Nội vào học thì ngoài đó người ta gọi dẻo là trắng.

mực dẻo, bóng in lên áo sẫm màu có độ bóng.

* Những lổi mà các bạn thường gặp khi in và pha mực dẻo.

Pha bóng 100% + cốt mầu cách này rất nguy hiểm vì bóng dể gây ra trường hợp 2 mặt sau khi in khô bị dính vào nhau, và hình in bị nức. ngoài ra làm chúng ta mất thời gian vì in rất nhiều lớp mực mới lên được hoặc thậm chí mực không lên được.

Hay trường hợp thế này: mầu đỏ pha với dẻo chỉ ra màu gạch không lên được đỏ vì dẻo rất phá mầu nó luôn làm cho mực của bạn nhạt đi.

Có 2 phần pha màu cho mực dẻo,.

Phần 1 : Cách pha tông màu nhạt.

Tông màu nhạt là những màu ngã sáng như vàng, cam nhạt, xanh lá chuối… nói tóm lại là những màu ngã sáng.

  • Công thức : 50%dẻo + 50 % bóng + 1% chất chống dính đặc biệt + cốt màu ( cốt mầu < 20% so với tất cả các hổn hợp trên, đổ càng nhiều cốt mầu thì mầu càng đậm, nên đổ từ từ quan sát thấy nhạt không theo ý muốn thì đổ thêm ).

Tôi không pha 100% dẻo vì mực không có độ mèm như công thức trên nên pha kết hợp, hơn nữa mực dẻo là mực rất phá mầu nên dùng bóng để kìm nó lại, pha 100% dẻo thì khi in sấy mực nhanh khô hơn, nhưng mực không đẹp bằng cách trên. Có 2 phương án cho bạn chọn.

Phần 2 : Cách pha tông mầu đậm.

mực dẻo, bóng đã pha

Là những mầu như đen, tím, đỏ, xanh bích, xám đen…

  • Công thức : 70% bóng + 30% dẻo + cốt màu ( cốt mầu < 20% so với tất cả các hổn hợp trên, đổ càng nhiều cốt mầu thì mầu càng đậm, nên đổ từ từ quan sát thấy nhạt không theo ý muốn thì đổ thêm ).

Vói công thức trên ta in trực tiếp những màu mực như đỏ, tím, đen lên trực tiếp vải sẫm mầu mà không cần phải in 1 lớp lót dẻo trắng bên dưới.

Còn mầu trắng là dẻo đó nha các bạn không cần phải bỏ cốt mầu gì : Trắng + 5 đến 10 % bóng là được rồi.

Lưu ý : khi pha màu đen với công thức trên mực ra kiểu như xám đen không sao đâu nhé, vì khi để lâu hoặc in lên vải mực lên đen như thường, cho nhiều cốt mầu hơn chút.

Như vậy nguyên vật liệu các bạn cần chuẩn bị là : mực dẻo, mực bóng , cốt mầu ( Nên mua cốt mầu

cốt mầu

tốt hết nha các bạn vì cốt màu rẻ tiền thì pha mực rất xấu không lên mầu được những tông mầu đậm ), chất chống dính đặc biệt, dẻo bóng thì mua mực tầm 50k đổ lên là pha ngon lành.

Còn về phối mầu, kiểu như hai mầu cộng lại ra mầu khác nhau thì các bạn hỏi anh google vì phần này mình viết ra chắc cả mấy chục trang, hoặc có 1 cách nữa là các bạn có thể mua bất kì cốt mầu mong muốn nào ngoài của hàng điều có.

Hãy để lại comment bình luận bên dưới, nếu các bạn khi thực hành có những lỗi gì mình sẽ hỗ trợ hướng dẫn các bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết của chúng Tôi
Người viết : Mr Tuấn