Kỹ thuật làm khung in lụa

Quy trình chung nhất để làm khung in lụa bao gồm các bước không thể thiếu sau đây:
+ Cần xác định kích thước của khung in lụa: Khung in lụa thường có cấu tạo hình chữ nhật. Kích thước của khung thường được xác định tùy thuộc vào kích thước của hình cần in trên sản phẩm. Thông thường người ta lấy kích thước bên trong khung để làm chuẩn và xác định như sau:
Chiều dài của khung in lụa cần có khoảng trồng ( không có hình in ) cách hình cần in từ 10 đến 15 cm. Khoảng trống này để chứa mực in lụa và để gao gạt mực, đồng thời giúp cho thao tác in dễ dàng khi di chuyển.
Chiều rộng ( chiều ngang ) của khuôn in: bề ngang trong lòng khuôn in phải lớn hơn bề ngang của hình in để tạo thành khoảng trống dọc theo hai bên thành của khung, giúp cho lưới tiếp xúc dễ dàng với sản phẩm cần in. Thường khoảng trống này là từ 5 đến 6 cm tính từ mép khung vào chi tiết cần in.
Nếu quá gần với mép khung in thì phần biên của hình in có thể bị nhòe do dư quá nhiều mực in lụa hoặc nhạt mầu hơn do thiếu mực in so với các phần khác.
Chọn thiết diện khung in lụa cần lưu ý:
Chiều rộng cảu thành khung có thể lấy bằng hoặc cao hơn chiều cao của chúng. Việc lựa chọn này còn phụ thuộc kích thước khuôn in. Nếu chiều rộng thành khung in quá nhỏ so với kích thước khung khi căng lưới thàng khung sẽ bị cong. Còn nếu thành khung quá caosex ảnh hưởng đến thao tác gạp mực in quá thấp mực in lụa dễ bị bắn ra ngoài.

a. Việc làm khung bằng gỗ:
– Có thể dùng các thanh gỗ có kích thước 2.5 x 2.5 cm hoặc 5x4cm hoặc 7.5x5cm . Tất nhiên việc lựa chọn kích thước gỗ dựa trên cơ sở tính toán cho phù hợp với kích thước lớn hay nhỏ của khung in lụa. Các kích thước thông dụng nhất là 4x3cm, 5x4cm, 6x5cm.
Như đã lưu ý phía trên gỗ phải được bào nhắn không được để lồi lõm hoặc lệch. Ngoài ra gỗ làm khung phải có độ dài bằng nhau từng đôi một. Nếu dài ngắn khác nhau sẽ làm khung in lụa bị lệch không đều và khung bị biến dạng gây trở ngại đến việc in ấn sau này.
Trước khi đóng khung in lụa phải kiểm tra lại một lần nữa quy cách gỗ và quy cách của khung. Điều chỉnh bề mặt của chúng bằng nhau.

. Đặc biệt lưu ý bề mặt trên của các thanh gỗ cần phẳng và nhẵn để tránh làm hỏng, rách lưới khi căng khung in lụa.

Khi tự làm khung in lụa bằng gỗ sử dụng phương pháp ghép mộng thì khung sẽ càng chắc chắn hon. Nếu đóng đinh thì lưu ý đóng chéo hai cái vào nhau từ thanh gỗ ngoài xuyên qua mộng và xuống thanh gỗ dưới. Nếu đóng ngang gỗ sẽ dễ vỡ và lâu ngày sẽ bị lung lay. Tốt nhất nên dùng keo dán gỗ để cố định khung.
Ngoài ra với khung in lụa bằng gỗ các bạn nên sử dụng keo vạn năng keo không thấm nước để bịt 4 góc muốn cho khung lụa bền hơn thì dùng ke sắt gia cố ở 4 góc.
Cuối cùng là bào mòn xung quanh các cạnh khung lụa để cho đỡ sắc làm rách lụa. Lưu ý khi căng khung in lụa bề mặt cần phải phẳng hoàn toàn thì mới có thể dễ dàng tiếp xúc trực tiếp được với sản phẩm cần in.
b. Làm khung in lụa bằng khung nhôm hoặc thiếc
Lưu ý đây là loại khung nhôm in lụa bền đẹp giá rẻ nhất thị trường hiện nay )
– Khi tự làm khung nhôm in lụa tiến hành theo các thao tác. Sắp xếp các thanh kim loại với 4 miếng ke góc cho ngay ngắn.
Dùng máy hàn hàn các góc lại, khi hàn lưu ý hàn dưới đáy khung. Nếu mặt khung có mối hàn cần dùng máy mài nhắn để tránh làm hỏng bản lụa sau này.
Ngoài ra có thể dùng phương pháp bắt ốc vít để cố định gắn kết khung. Nhưng cần lưu ý đầu ốc vít bằng với mặt khung không được nhô lên cũng như lõm xuống. Bắt ốc vít có thể áp dụng với các khung kim loại hay khung gỗ.