Tự học in lụa, làm khung, mẫu in, chụp bản in vải cho người tự học.

Đầu tiên nếu các bạn muốn tự học in lụa, phải chuẩn bị tâm lý có thể lần đầu các bạn làm hư nhiều nhưng yên tâm đó là tình trạng của bất cứ ai khi mới học nghề phải không nào, và mình nói luôn là học in lụa nếu tự học nó không khó như các bạn nghĩ đâu nhé, mình sẽ hướng dẫn từng chi tiết nhỏ nhất và trình bày câu chữ sao cho dễ hiểu nhất để đồng hành cùng các bạn. Thôi miên mang bấy nhiêu đủ rồi ta bắt đầu vào vấn đề chính.

  • Đối với khung in lụa thông thường chia làm 2 loại là khung dành cho in nước và khung dành cho in mực dầu. Mình sẽ hướng dẫn cho các bạn chụp bản làm khung cho 2 loại in này. Để timh hiểu cách chụp bản in dầu, giấy in thiệp cưới các bạn tham khảo bài viết học làm khung chụp bản in giấy.

Khung in nước là gì ? là khung dùng để in chất liệu mà cấu tạo của mực in chứa phân tử nước ví dụ như mực in lên vải, in áo thun, in thạch cao….. thì ta dùng loại khung in này. Tất nhiên cũng có những trường hợp in lên vải nhưng dùng hệ mực dầu, phần này mình sẽ hướng dẫn sau.

Dụng cụ và vật liệu chuẩn bị, khung nhôm khổ 40×60 ( cm ) vừa in được khổ a3 và a4 tất nhiên vẫn có những khung to hơn như khổ 80×120 (cm)…. Nhưng các bạn mới học in lụa nên sử dụng khung khổ 40×60 vì độ tiện lợi của nó ta vừa in được cả 2 khổ a3 và a4 là 2 khổ in thông dụng nhất trong ngành in. Số lượng từ 1 đến 5 khung.

Do đặc tính cấu tạo bằng nhôm nên khung in lụa bằng chất liệu này có độ bền cao. Hơn nữa, khung nhôm tái sử dụng nhiều lần hơn so với khung gỗ và khung sắt nên tiết kiệm được chi phí cho người sử dụng.

Đặc biệt, khung nhôm được người sử dụng đảm bảo độ căng tốt hơn và độ bền ổn định hơn khung gỗ

Lụa độ thưa và dày số liệu là 1.200 hoặc 1.100.

khung nhôm in lụa đã có lụa.

( khung in mực nước , in vải, áo thun, thạch cao…)

Phim in lụa ta dùng giấy scan hoặc giấy scan nhựa

Phim in lụa ta dùng giấy scan hoặc giấy scan nhựa

keo chụp bản 102, dùng trong in nước nói chung và in vải nói riêng..)

chất bắt sáng

và chất bắt sáng dùng chung cho cả 2 hệ mực nước và hệ mực dầu.

khay lên keo chụp bản

Bàn chụp bản in như dưới, có thể tự chế được nhé các bạn, cấu tạo bàn rất đơn giản bóng đèn có ánh sáng tốt phía dưới không có giới hạn cho bất cứ loại đèn nào, có thể là đèn UV, hoặc đèn nhà vẫn được, trên là mặt kính cường lực

Tiếp theo ta đổ keo chụp bản vào khay khoảng 1/2 khay nhé các bạn, chất bắt sáng bỏ 2% so với keo chụp bản sau đó khoấy đều cho 2 chất tan vào nhau.

Lên keo. Lưu ý lúc lên keo tránh đừng để tình trạng bị đọng keo trên bản, keo phải mượt như hình.

Sau đó sấy khô, dùng máy sấy gió hoặc quạt gió sấy đều 2 bên, không dùng máy sấy nhiệt. Chưa quen thì dùng tay sờ xem để biết khi nào khô hay không. Không dùng lưỡi liếm nhé.

sấy khung cho thật khô

Lưu ý tất cả các bước trên thực hiện trong điều kiện hạn chế ánh sáng đèn điện và ánh sáng mặt trời. Nên thực hiện trong điều kiện ánh sáng càng tối càng tốt.

Sau khi bản khô ta đem ra bàn chụp, để tờ phim dưới cùng sau đó đến khung lụa, tiếp theo 1 miếng vải trùm lên hoặc miếng shop hoặc tấm vải đen sau cùng là vật nặng từ 5 đến 10kg đè lên trên cùng.

mô phỏng quá trình chụp bản in lụa

(mô phỏng quá trình chụp bản in lụa)

Hoặc có thể như này

   

Có thể thay thế bằng bàn chụp hút chân không. Chụp trong khoảng thời gian 3 đến 5 phút sau đó đem bản ra ngâm nước ngay, ngâm 2 mặt rồi dùng vòi nước xịt cho ra phần hình như trong tờ phim là ta đã hoàn thành khâu chụp bản rồi.

  • Lưu ý đối với bản chụp in mực nước sau khi chụp xong sấy khô ta “bôi nước cứng ” (là axit dấm đã pha loãng với nước các bạn mua ở cửa hàng bán mực in)
  • Còn đối với mực in dầu thì không cần sấy khô là in được rồi, chúc các bạn thành công

Hãy để lại comment bình luận bên dưới, nếu các bạn khi thực hành có những lỗi gì mình sẽ hỗ trợ hướng dẫn các bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết của chúng Tôi
Người viết : Mr Tuấn