Cách pha mực in lụa trên vải, pha mực in chướng nước.

Chướng là gì? Chướng hay còn gọi là hồ nở mục đích sử dụng rất rộng trong ngành in nói chung và in vải nói riêng. Khi ta pha vào nước có thể nở tương đương từ 20 lần đến 60 lần tùy thuộc vào nhiều loại chướng khác nhau. Được sử dụng rộng rãi trong in vải vì có ưu điểm rất lớn : chướng khi pha chung với cốt màu, binder tạo thành mực in mà thông thường ta gọi là “chướng nước” rất rẻ so với các mực như dẽo, bóng, plastisol… cụ thể Học cách pha mực trong in vải, cách pha mực chướng nước như sau .

  1. Tính chất vật lý : màu hơi đục ngã trắng, lỏng không màu, mùi nhẹ, tan và nở đều trong nước
  2. Thông thường khi sử dụng chướng nước ta dùng 2 loại thông dụng : chướng A200 ( Đài Loan ) và chướng Anh.
  3. Đối với chướng A200 : 1kg ta pha với 18L nước
  4. Chướng Anh : 1kg ta pha với 58L nước.

Lưu ý : khi pha chướng với nước 1 là ngâm từ 2 đến 6 ngày để chướng đủ thời gian tan điều trong nước, hoặc ta khoấy cho tan đều để sử dụng ngay.

  • Đối với mình khi sử dụng thì mình chọn chướng A200 vì khi pha mực, mực in mềm và mượt và mình khuyên các bạn nên chọn chướng A200.
  • Vật liệu chuẩn bị : chướng, binder 816 ( Bin mỹ ), cốt màu, Fixer.

Mới học pha thì mua ít như hình dưới nhé.

(Chướng A 200, bịch 1kg)

( Binder 816 2l )

(fixer 1 Lít)

(cốt màu)

Chú thích : Binder 816 và fixer là chất cầm màu, giúp mực giữ lại trên bề mặt vải.

Cách pha mực in lụa trên vải cụ thể với công thức như sau.

Gả sử 1kg chướng A200 + 18L nước + 5L Binder 816 + 0,5L fixer + cốt màu ( không được vượt quá 10% so với các hỗn hợp trên )

Lưu ý: không bỏ chung tất cả các chất trên vào cùng 1 lúc mà pha, ta thực hiện các bước theo trình tự như công thức trên, Chướng + nước + binder nên pha chung 1 thùng to để riêng, hạn sử dụng 2 năm khỏi lăn tăn nhé, khi in pha từ từ ta múc ra hủ nhỏ rồi mới pha fixer và cốt màu. Đặc biệt không được ăn bớt mà pha ít chất cầm màu, kẻo ra màu thì toi, nên pha chất cầm màu là binder và fixer bằng hoặc nhiều hơn tỉ lệ trên, tránh tình trạng ra màu.

Chướng + nước + binder thì ra giống hình bên dưới

(Chướng + nước + binder)

Tới đây muốn mực màu gì thì ta bỏ cốt màu đó, nên bỏ từng ít một vào, để xem độ chuyển sắc của màu và tránh tình trạng đổ cốt quá nhiều làm màu đậm đi mà trong khi đó ta muốn pha nhạt. Túm váy : đổ càng nhiều cốt màu càng đậm, cứ thế mà các bạn canh mà đổ.

Sau đó đô mực vào khung mà in thôi, các bạn có thể tham khảo thêm về bài viết học làm khung chụp bản in lụa.

Tổng kết : Ưu điểm in mực nước giá rẻ, in nhanh trong quá trình in nhiều màu không cần sấy, in không cần ủ bản, không bị bít bản,

Nhược điểm : chỉ in được vải sáng ( màu vải sáng chứ không phải màu mực, nhiều bạn hay nhầm chổ này), màu vải sáng là các màu vải hơi ngã qua màu trắng, nói cho dễ hiểu in mực nước thì giống như in chuyển nhiệt chỉ in được vải sáng, riêng mực nước in được lên vải coton 100% và bất kì loại vải nào miễn là vải sáng, in chuyển nhiệt thì hơi bị hạn chế.

Cuối cùng cảm ơn các bạn đã đọc bài viết Học cách pha mực trong in vải, cách pha mực chướng nước..

Hãy để lại comment bình luận bên dưới, nếu các bạn khi thực hành có những lỗi gì mình sẽ hỗ trợ hướng dẫn các bạn.

Người viết : Mr Tuấn